Nấm mèo không chỉ là thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon mà còn có tác dụng dùng làm thuốc chữa bệnh.
Là loại nấm thường mọc trong vườn nhà, nhất là mọc trên những thân
cây khô, mục. Nấm mèo thường được dùng làm nguyên liệu chế biến các món
ăn như chả giò, nhân dồn khổ qua nấu canh; nấu chè… Ngoài ra, trong y
học cổ truyền, nấm mèo đen còn là một vị thuốc tốt.

Hiện nay nấm mèo được trồng rất nhiều ở Đồng Nai, Bình Phước, Lâm
Đồng và một số địa phương khác trên cả nước. Nấm mèo có thể được trồng
trên thân gỗ, bã mía, trên mùn cưa…Trong số này thì mùn cưa là nguyên
liệu phổ biến.Có nhiều loại mùn cưa khác nhau, tuy nhiên, không dùng mùn
cưa mốc, mùn cưa của các loại có tinh dầu hoặc của các loại cây độc.
Mùn cưa được thu về, cần phơi khô để tránh ẩm mốc và sử dụng lâu dài.
Mùn cưa cho năng suất cao nhất là mùn cưa từ cây cao su. Nếu là mùn cưa
tươi ( màu sáng/trắng hơn) thì cần thời gian ủ từ khi khai thác cây đến
khi sử dụng làm nguyên liệu làm nấm là 30-45 ngày. Ngược lại mùn của
cây già thì màu tối/thẩm màu hơn thì chỉ cần thời gian ủ ngắn hơn chỉ
cần từ 10-15 ngày.
Thời vụ trồng nấm mèo
Nhìn chung thời gian trồng nấm mèo phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Nhiệt độ thích hợp là từ 18-30 độ. Ngoài nhiệt độ này thì nấm phát triển
nhưng năng suất thấp. Do vậy thời điểm thích hợp ở miền nam là từ cuối
tháng 5 dương lịch (khi vào mùa mưa) và đến tháng 1 dương lịch năm sau.
Nguyên liệu để trồng nấm mèo
Nấm mèo sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại
gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Nhưng cho năng suất và chất lượng
nấm cao nhất vẫn là mùn cưa của cây cao su được trồng tại vùng đất đỏ
Bazan. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ,
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Mùn cưa, túi ni long chịu nhiệt, cổ nhựa, bông nút cổ, thun, vôi bột.
–Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày).
Trộn nguyên liệu:
Vôi bột được trộn với mùn cưa cao su theo tỷ lệ 0.12-0.15% tùy theo
mùn cưa tươi hay khô mà tăng giảm lượng vôi. Sau đó trộn mùn với nước
sạch để đạt độ ẩm từ 60-65%. Có thể cảm nhận bằng cách nắm mùn cưa trong
tay nếu mùn cưa nở ra khi thôi nắm thì đạt, nếu nén lại thì mùn ướt
quá. Khi vào bịch nặng khoảng 1.25-1.35 kg là đạt.
Mùn cưa sau khi trộn nước và vôi bột sẽ được sàng để loại bỏ dăm gỗ.
-Đóng túi: Cho mùn cưa vào túi dồn và nén mùn cho chắc, tiếp đến cho
cổ nhựa vào, rút túi ni long và cột thun lại. Sau cùng nhét bông nút cổ
để tránh nước vào trong quá trình hấp bịch.
Thanh trùng
-Bịch đóng xong được xếp lên kệ và cho vào lò hấp cách thủy để thanh trùng.
Hấp bằng lò hơi thông thường thì thời gian hấp 9-10 tiếng kể từ khi đạt nhiệt độ 95 độ C.
Hấp bằng lò áp suất thì thời gian hấp 5- 6 tiếng khi nhiệt độ đạt 115 -120 độ C và áp suất đạt 1.3-1.5 atm.
Bịch được đưa vào lò để thanh trùng
Bịch sau khi đưa ra khỏi lò để cho nguội (khoảng 7-10 tiếng tùy điều kiện của phòng cấy meo) nhưng không để bịch nguội lạnh.
Cấy giống
Dùng máy khoan với đầu mũi khoan được thanh trùng, khoan lỗ để cho
cây meo giống vào. Phòng cấy meo phải được thanh trùng thường xuyên bằng
cồn công nghiệp.
Dùng banh kẹp rút từng cây meo ra khỏi bịch meo, nhanh chóng cho vào
lỗ khoan sẵn trên bịch và nút bông trở lại. Nếu bông nào bị ướt trong
quá trình hấp cần thay mới bằng bông đã khử trùng
Ủ bịch
Bịch sau khi được cấy giống cần chuyển sang nhà ủ.
Nhà ủ cần làm nền cao ráo để tránh ngập nước, che chắn tránh gió lùa,
vệ sinh sạch sẽ, rắc vôi bột xuống nền để khử trùng. Xung quanh cần che
chắn kỹ bằng lưới chống côn trùng, bạt che nắng. Ánh sáng trong nhà ủ
là ánh sáng yếu. Nhiệt độ thích hợp cho tơ nấm trong nhà ủ phát triển là
20- 30 độ C. Có thể xếp bịch lên kệ với hàng cách hàng 2-3 cm. Hoặc có
thể dùng dây treo bịch lên sau cho dây cách dây 1-2cm. Thời gian ủ kéo
dài từ 25-30 ngày.
Bịch trên giàn ủ
Chăm sóc và thu hái nấm mèo
Sau khi ủ bịch thì bịch trắng (tơ nấm lan ra) đạt khoảng 80-90 %
diện tích xung quanh bịch thì chuyển bịch sang nhà treo nấm. Hoặc nếu
không có nhà ủ, bịch sau khi cấy meo được đưa trực tiếp ra nhà treo thì
phải đảm bảo môi trường như trong nhà ủ bịch: kín gió, vệ sinh sạch sẽ..
Nhà treo nấm cần cần chuẩn bị tương tự như nhà ủ bịch nhưng ánh sáng
cần nhiều hơn. Ánh sáng khuếch tán đều từ mọi phía.( dùng bạt che sáng
màu hơn so với nhà ủ).Độ ẩm không khí đat khoảng 83-88%. Nhiệt độ thích
hợp cho nấm phát triển 20-30 độ C. Để tránh côn trùng xâm nhập làm hư
hại, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của nấm, cần che thêm lưới nhỏ .
Bịch được treo đứng trên 3 sợi dây, mỗi dây có thể treo 5-7 bịch. Dây cách dây 25cm và hàng cách hàng cũng 25 cm.
Khi bịch trắng đạt 90-95% thì tiến hành rạch bịch. Dùng dao nhọn hoặc
lưỡi lam rạch vào xung quanh bịch. Mỗi bịch rạch 12-15 lát. Mỗi lát
rạch nghiêng 50-65 độ so với phương nằm ngang. Độ sâu mỗi lát rạch từ
2-4 mm, độ dài từ 4-6cm.
Trong vòng 7-10 ngày đầu (tùy theo độ ẩm từng mùa) không tưới nước.
Sau thời gian này nấm sẽ ra xung quanh các vết rạch giống như con đĩa
bám vào. Lúc này tiến hành tưới nước, dùng nước sạch không nhiễm phèn,
nhiễm mặn ( nếu có điều kiện lọc thì càng tốt) tưới trực tiếp lên nấm.
Có thể dùng vòi sen hoặc dùng tay che/bóp đầu ống nước để tưới từ trên
xuống, đảm bảo tưới đều các vết rạch. Tưới nước như trên 3-4 lần/ngày.
Chú ý không nên trực tiếp phun hoặc xịt mạnh vào tai nấm khiến phấn nấm mất đi làm cho nấm kém phát triển.
Khi tai nấm nở ra có đường kính 3-5 cm (khoảng 8-10 ngày) thì ngưng
tưới. Ngưng tưới 3-4 ngày thì nấm bị se lại (ở ngoài có thể bị khô) sau
đó tiến hành tưới lại. Tưới đẫm để cho nấm nở ra trở lại tưới 4-5 lần/
ngày. Cứ tiếp tục chu trình như vậy cho đến khi vành nấm tươi có hình
răng cưa thì thu được. (thời gian tính từ khi rạch bịch đến khi thu nấm
50-55 ngày). Nên thu hoạch nấm còn ẩm (dẻo) để dễ cắt chân. Nấm sau khi
thu hoạch đem phơi và đóng gói.
Độ ẩm nấm khô trước khi đóng gói 10-11% là đạt. Nếu để nấm ẩm quá sẽ dễ bị sâu, mọt khi để lâu ngày trong kho mà chưa đóng gói.